Chào mừng bạn đến DIMSUM Đại Hưng

hu-tieu-la-gi-2

Hủ tiếu là gì? Tổng hợp cách nấu hủ tiếu cực dễ tại nhà

Hủ tiếu là tên món ăn nghe vô cùng thân quen vì nó vốn nổi tiếng. Tuy nhiên bạn có từng thắc mắc nguồn gốc hủ tiếu là gì không?  Hoặc cách nấu món hủ tiếu như thế nào? Cùng Đại Hưng food tìm hiểu ngay trong bài chia sẻ dưới đây nhé!

Giải đáp thắc mắc hủ tiếu là gì?

Hủ tiếu là một món ăn có nguồn gốc từ Triều Châu Mân Nam

Hủ tiếu là một món ăn có nguồn gốc từ Triều Châu Mân Nam

Hủ tiếu là gì? Hủ tiếu hay còn gọi là hủ tíu là món ăn có nguồn gốc từ Triều Châu Mân Nam. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp món ăn này ở khu vực Đông Nam Á và vùng Hoa Nam - Trung Quốc.

Tại Việt Nam, hủ tiếu phát triển mạnh ở khu vực miền Nam. Hủ tiếu đã trở thành đặc sản nơi đây giống như phở Hà Nội. Nhưng ở miền Bắc hay miền Trung bạn hoàn toàn có thể tìm thấy quán hủ tiếu nếu muốn thưởng thức. Để chế biến món hủ tiếu không thể thiếu được bánh hủ tiếu, thịt băm, thịt bò viên, lòng heo, giá đỗ, hẹ...

Cùng tìm hiểu các loại hủ tiếu thịnh hành tại Việt Nam

Có nhiều cách nấu hủ tiếu khác nhau hiện nay

Có nhiều cách nấu hủ tiếu khác nhau hiện nay

Nếu mới biết đến hủ tiếu chắc hẳn chúng ta thường nhầm lẫn chỉ có 1 loại duy nhất. Nhưng hủ tiếu rất đa dạng với nhiều hương vị khác nhau như món hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Trung Hoa, hủ tiếu gõ... Cụ thể:

  • Hủ tiếu Nam Vang: đây là loại hủ tiếu nổi tiếng bậc nhất. Món nay đã len lỏi đến nhiều nhà hàng, con phố trên khắp đất nước. Hủ tiếu Nam Vang có 2 loại chính là hủ tiếu nước và hủ tiếu khô.
  • Hủ tiếu Mỹ Tho: là món hủ tiếu trở thành đặc sản của đất Mỹ Tho. Trong bát hủ tiếu Mỹ Tho có thêm nhiều loại thực phẩm là đặc sản của vùng như mực, tôm, ốc...
  • Hủ tiếu sa tế: là món hủ tiếu có nguồn gốc từ Triều Châu. Hủ tiếu sa tế được người Hoa mang theo khi sang nước ta.
  • Hủ tiếu Sa Đéc: mang đặc trưng của vùng Sa Đéc. Sợi hủ tiếu được làm từ bột tươi của gạo Sa Đéc có độ dai, thơm đặc trưng.
  • Hủ tiếu gõ: hủ tiếu gõ đã trở thành đặc sản của Sài Gòn. Đây là món ăn được bán dạo bình dân khắp con đường, ngõ hẻm. Bạn có thể dễ dàng gọi và thưởng thức hủ tiếu gõ bò viên, hủ tiếu giò, hủ tiếu thịt nạc heo...
  • Hủ tiếu người Hoa: hủ tiếu người Hoa hay hủ tiếu Tàu là món đặc trưng ở miền Nam. Tại Sài Gòn các hiệu mì gia nổi tiếng truyền qua nhiều đời chuyên phục vụ món ăn này.

Cách nấu hủ tiếu cực dễ tại nhà

Một tô hủ tiếu thơm ngon, nóng hổi luôn mang đến sự hấp dẫn vô cùng. Vậy để chiêu đãi người thân vào bữa sáng hay tối chúng ta sao ngại gì mà không sắn tay thực hiện nhỉ. Dưới đây là 3 cách nấu hủ tiếu đơn giản tại nhà giúp chúng ta trổ tài bếp núc nhé. Hãy cùng Đại Hưng food bắt đầu nào.

Cách nấu món hủ tiếu xương ngọt, thơm

Cách nấu hủ tiếu từ xương thịt ngọt thơm

Cách nấu hủ tiếu từ xương thịt ngọt thơm

Yêu cầu nguyên liệu nấu món hủ tiếu xương

  • 500g thịt xương heo
  • 500g hủ tiếu
  • 1 củ cải trắng, 1 củ cà rốt, 1 củ hành tây, hành lá, hẹ, giá đỗ, hành tím, chanh, ớt
  • Muối, bột ngọt, tiêu xay, hạt nêm, đường, nước mắm, sa tế

Các bước nấu hủ tiếu xương

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế xương heo

  • Chọn xương heo tươi, dày thịt không có mùi hôi.
  • Dùng nước muối pha loãng rửa sạch xương, khử mùi tanh. Chặt xương thành các miếng nhỏ vừa ăn.
  • Chần sơ qua xương để loại bỏ chất bẩn đồng thời làm nước dùng trong và thơm.

Sơ chế các loại rau củ

  • Củ cải, cà rốt: Cà rốt, củ cải gọt vỏ cắt đầu đuôi và thái khúc.
  • Hành tây: hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái múi cau.
  • Hành lá, hẹ: nhặt, rửa sạch hành lá, hẹ và cắt thành khúc vừa ăn.

Bước 2: Nấu nước dùng hủ tiếu

  • Nấu nước dùng hủ tiếu là bước quan trọng. Nước dùng thơm, ngọt, ngon là nhân tố làm nên món hủ tiếu đậm đà hấp dẫn.
  • Cho xương vào nồi cùng 2 lít nước và đặt lên bếp ninh. Thêm vào nồi củ cải, cà rốt, hành tây để tạo thêm độ ngọt tự nhiên cho nước dùng.
  • Sau khi ninh xương khoảng 2 giờ tiến hành nêm nếm gia vị nước mắm, hạt nêm, muối, đường vừa ăn. Trong quá trình ninh xương cần vớt bỏ bọt để nước dùng trong.

Bước 3: Hoàn thiện thành phẩm

  • Chuẩn bị 1 nồi nước sôi trụng hủ tiếu và cho vào tô. Múc xương xếp lên trên hủ tiếu.
  • Thêm hành lá, hẹ, giá đỗ và chan nước dùng vào cùng.
  • Bày hạt tiêu, sa tế, đĩa rau thơm ra bàn. Thưởng thức hủ tiếu xương nóng hổi hấp dẫn.

Công thức nấu hủ tiếu miền Nam Nam Vang ngon như nhà hàng

Hủ tiếu Nam Vang nổi tiếng với hương vị đặc biệt

Hủ tiếu Nam Vang nổi tiếng với hương vị đặc biệt

Hủ tiếu Nam Vang là món ăn nức tiếng vùng Nam Bộ kết hợp nhiều nguyên liệu. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể chế biến ngay tại nhà với công thức sau đây.

Yêu cầu nguyên liệu hủ tiếu Nam Vang

  • 500g hủ tiếu
  • 400g giò heo
  • 100g thịt nạc
  • 150g tôm tươi
  • 10 quả trứng cút
  • Hành lá, hành tím, hẹ, xà lách, tía tô, diếp cá, rau húng
  • Dầu ăn, đường, hạt nêm, bột ngọt, muối, hạt tiêu xay

Các bước nấu món hủ tiếu Nam Vang

 

 

Chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu cần thiết cho món hủ tiếu Nam Vang

 

Chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu cần thiết cho món hủ tiếu Nam Vang

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu nấu món hủ tiếu Nam Vang

  • Sơ chế giò heo
  • Chọn giò heo: Chọn giò heo tươi, bề mặt màu đỏ hồng không có vết máu bầm hay vết bất thường. Nên chọn giò heo trước ít mỡ, chắc thịt, có độ đàn hồi tốt. Mặt cắt giò heo quan sát không có màu hồng tươi và không chảy nước.
  • Chân giò bỏ móng, làm sạch lông. Chần sơ qua nước muối sau đó xả lại bằng nước lạnh và để ráo. Chặt chân giò thành miếng dày 2cm.

Sơ chế thịt nạc

  • Chọn miếng thịt tươi, săn chắc, không có mùi hôi tanh, không chảy nước. Chọn thịt nạc có lẫn mỡ khi chế biến sẽ ngon hơn.
  • Sơ chế thịt nạc heo bằng cách rửa sạch, để ráo nước và xay nhuyễn.

Sơ chế tôm tươi

  • Chọn tôm tươi có lớp vỏ trong suốt, cứng cáp, phần thân và phần đầu dính chặt.
  • Cho tôm vào rửa sạch, cắt râu và bỏ chỉ tôm. Tách lấy 1 con tôm băm nhuyễn để riêng vào bát. Phần tôm còn lại để nguyên con sau sơ chế và để riêng.

Sơ chế nguyên liệu khác

  • Trứng cút: trứng cút rửa sạch, luộc khoảng 10 phút và lột sạch vỏ.
  • Hành tím: lột vỏ hành tím, rửa sạch và băm nhuyễn.
  • Hành lá: nhặt và rửa sạch. Phần đầu hành để riêng cho vào cối và giã cùng 1 muỗng cà phê tiêu xay. Phần lá hành cắt nhỏ để riêng.
  • Hẹ, xà lách, tía tô, diếp cá, rau húng: Toàn bộ phần rau nhặt và rửa sạch, để ráo dành ăn kèm.

Bước 2: Cách nấu nước dùng hủ tiếu Nam Vang

  • Sử dụng nồi áp suất nấu nước dùng để rút ngắn thời gian. Cho toàn bộ phần chân giò đã sơ chế vào nồi và thêm 2 lít nước. Ninh chân giờ trong thời gian khoảng 1 giờ.
  • Mở nồi thêm phần đầu hành, muối, hạt nêm, bột ngọt, đường nêm nếm. Tiếp tục ninh khoảng 10 phút.
  • Cho phần tôm nguyên con vào đun tiếp khoảng 5 phút là hoàn thành nồi nước dùng.

Bước 3: Nấu sốt thịt

  • Lấy tô cho tôm băm nhuyễn, thịt nạc xay nhuyễn, ½ muỗng cà phê tiêu xay, 1 muỗng đường, ½ muỗng bột ngọt, 1 muỗng canh hạt nêm, ½ muỗng canh dầu ăn, 1 phần hành tím. Trộn đều toàn bộ hỗn hợp cho ngấm gia vị vào thịt xay và tôm.
  • Cho 1 muỗng canh dầu ăn vào nồi đặt lên bếp và chờ dầu nóng. Thêm 1 phần hành tím vào phi thơm. Tiếp tục cho hỗn hợp thịt và tôm vào đảo đều. Nấu khoảng 10 phút với mức lửa nhỏ nhất là hoàn thành phần sốt thịt.

Bước 4: Hoàn thiện thành phẩm

  • Trụng 1 phần hủ tiếu và cho vào tô. Múc sốt tôm, thịt và xếp giò heo lên trên và chan nước dùng sôi. Thêm tiêu xay, hành lá để món hủ tiếu có hương vị hấp dẫn hơn.
  • Bạn có thể thêm lòng heo tùy theo sở thích. Món hủ tiếu Nam Vang ngon khi thưởng thức nóng kèm rau thơm và chén mắm ớt đầy hấp dẫn.

Hy vọng nội dung bài viết trên đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc hủ tiếu là gì. Bạn hoàn toàn có thể tự tay nấu món hủ tiếu ngon đúng điệu chiêu đãi người thân bạn bè rồi đúng không. Chúng tôi chờ mong kết quả thành công của bạn, hãy chia sẻ thành quả với Đại Hưng food qua website daihungfood.com nhé.

 

 

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *